mail
messenger
zalo
số điện thoại
Liên hệ tư vấn: 0945144668 - 0988203316

Tìm hiểu về Sa Trực Tràng. Phân biệt trĩ với sa trực tràng

335 24/08/2021
Dongduocpqa.com - Sa trực tràng thường phối hợp với một bệnh khác, gây kích thích rặn liên tục (như: polyp hậu môn, trực tràng, trĩ nội, sỏi bàng quang) hoặc nguyên nhân làm suy yếu cơ nâng hậu môn.

 Sa trực tràng là gì ?

Sa trự tràng

Sa trực tràng là hiện tượng thành trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn.

Có hai mức độ:

– Sa không hoàn toàn: chỉ có niêm mạc trực tràng sa ra ngoài.

– Sa toàn bộ: toàn bộ thành của trực tràng chui ra khỏi ống hậu môn.

Các nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng:

Sa trực tràng thường phối hợp với một bệnh khác, gây kích thích rặn liên tục (như: polyp hậu môn, trực tràng, trĩ nội, sỏi bàng quang) hoặc nguyên nhân làm suy yếu cơ nâng hậu môn. 

Ở trẻ em

– Trẻ nhỏ: Thường sa trực tràng toàn bộ. Các kích thích làm cho trẻ mót rặn: táo, ỉa chảy kéo dài, polyp trực tràng kết hợp cơ thắt hậu môn và cơ nâng hậu môn ở trẻ nhỏ yếu.

– Trẻ lớn hơn: Ngoài nguyên nhân nêu trên còn có thể do sỏi bàng quang, Phimosis, nhưng vì cơ thắt hậu môn có trương lực khoẻ hơn nên ít khi sa toàn bộ trực tràng.

Ở người lớn

Có thể gặp sa niêm mạc trực tràng do búi trĩ to hoặc sa trực tràng toàn bộ ở người già.

– Các yếu tố thuận lợi: Trĩ, sỏi, bàng quang, không kẹp chặt mông được, bị liệt, polyp trực tràng hoặc đẻ nhiều.

– Ba yếu tố chính dẫn đến sa trực tràng:

+ Co thắt hậu môn, cơ nâng hậu môn yếu

+ Có các yếu tố kích thích liên tục nên phải rặn nhiều gây tăng áp lực trong ổ bụng

+ Yếu mạc ngang, màng bụng phần tiểu khung kéo dài và yếu.

Triệu chứng Lâm sàng

Đã từ lâu bệnh nhân thấy ở hậu môn lòi ra một cục, thường kèm theo rớm máu, chảy nhầy hoặc són phân liên tục. Hoặc trước đây có trĩ, nhưng đến nay thấy sau khi đi ngoài ở hậu môn lòi ra một cục to đau.

Khám thấy hình thái:

+ Hậu môn có một khối phồng lên như quả cà chua (không có vách ngăn giữa khối lồi với rìa hậu môn, các nếp niêm mạc tập trung lại ở một lỗ giữa, như núm quả cà chua): sa niêm mạc trực tràng không hoàn toàn.

+ Hậu môn có một đoạn dài, đỏ lòi ra như một cái đuôi, có thể dài tới 6cm, màu hồng xẫm, có một lỗ giữa hoặc đỉnh của đoạn lòi ra hướng về phía sau, có nhiều vòng lớp niêm mạc đồng tâm, có một rãnh giữa khối lồi của đoạn trực tràng sa với rìa hậu môn (trừ trường hợp sa cả ống hậu môn ra ngoài): sa trực tràng hoàn toàn.

Khám hậu môn bằng ngón tay: Nếu thấy cảm giác hậu môn ép chặt ngón tay (chứng tỏ trương lực cơ thắt hậu môn còn tốt), nếu không có cảm giác ép chặt nhón tay chứng tỏ trương lực cơ thắt hậu môn giảm.

Tiến triển và tiên lượng

– Sa trực tràng mới: chỉ sa khi phải rặn ỉa, vì táo bón, ấn vào dễ dàng.

– Sa trực tràng muộn: khối lượng trực tràng sa tăng lên, thường xuyên không đưa vào được, có đưa vào được nhưng lại sa xuống dễ dàng, đồng thời có các biến chứng (chảy máu hoặc xung huyết vì vỡ tĩnh mạch đã giãn sẵn. Đoạn trực tràng sa bị nghẽn vì cơ hậu môn co thắt, phù nề, niêm mạc tím tái dần có các mảng hoại tử gây nên viêm dưới phúc mạc, dẫn tới tử vong).

Cách điều trị sa trực tràng

Điều trị sa trực tràng

a. Nguyên tắc

– Loại bỏ nguyên nhân thuận lợi: trĩ, Polyp, sỏi bàng quang, Phimosis điều trị ỉa chảy táo bón…

– Nếu cơ thắt hậu môn nhão thì phải sửa lại

– Nếu màng bụng phần tiểu khung kéo dài thì cần cắt bỏ

b. Phẫu thuật

– Tạm thời: đắp huyết thanh, ấn và đẩy vào từ từ

– Phẫu thuật buộc vòng: Khâu buộc vòng cơ thắt hậu môn trở lại

– Phẫu thuật Whitehead (khi trĩ sa trực tràng): cắt bỏ toàn bộ khối trĩ và trực tràng sa sau đó khâu lại

– Phẫu thuật Delorme, Dumphy: cắt khối trực tràng sa, sau đó khâu gấp tăng cường cơ thắt và khâu bít túi cùng Douglas khi bị kéo dài.

– Biểu hiện của bệnh sa trực tràng là toàn bộ thành trực tràng lộn lại, sa ra ngoài hâu môn, độ dài đoạn sa khoảng 5-10 cm. Nghĩa là niêm mạc trực tràng dưới và tổ chức dưới niêm mạc, da hậu môn sa ra ngoài hậu môn, đoạn sa ra ngoài có chiều dài không quá 5 cm. Nguyên nhân là do hậu môn bị nhão, khả năng nâng đỡ của các tổ chức trong khoang bụng yếu. Khi đó, người bệnh có cảm giác là hậu môn hình như có vật lạ, niêm mạc sa ra ngoài gây viêm nhiễm bên trong.

Sa trực tràng chia làm 3 mức:

Sa trực tràng độ 1 (sa không hoàn toàn): Chỉ có niêm mạc trực tràng sa ra ngoài, là một loại sa trực tràng không hoàn toàn. Biểu hiện chủ yếu là khi đại tiện hoặc khi tăng áp lực ổ bụng, niêm mạc trực tràng bong ra và sa ra ngoài hậu môn. Độ dài đoạn xa khoảng 3 cm.

Sa trực tràng độ 2 (sa hoàn toàn): Toàn bộ thành trực tràng sa ra ngoài, còn ống hậu môn thì không, thuộc loại sa hoàn toàn. Biểu hiện chủ yếu là khi đại tiện, thành trực tràng lộn lại và sa ra ngoài, độ dài đoạn sa khoảng 4-8 cm, người bệnh cần phải dùng tay đẩy vào. Niêm mạc trực tràng bị dồn máu, gây phù nề, loét thường xuất hiện một ít máu tươi và dịch niêm mạc.

Sa trực tràng độ 3 (sa cấp độ nặng): toàn bộ ống hậu môn trực tràng, thậm chí cả đoạn dưới đại tràng sigma cũng sa ra ngoài. Khi đại tiện, ống hậu môn trực tràng và một phần đại tràng sigma lộn lại , sa ra ngoài, độ dài đoạn sa khoảng trên 9 cm. Mặt khác, khi người bện ho, hắt hơi, đi lại nhiều, ngồi lâu, trực tràng đều sa ra ngoài, hoàn toàng không thể tự co vào trong.

– Về biện pháp điều trị, đối với người bị sa trực tràng nhẹ, có thể dùng chỉ y tế kim loại để buộc làm cho hậu môn bị trùng, nhão co hẹp lại, hoặc có thể phẫu thuật khâu niêm mạc bị sa ra ngoài để làm nó hẹp lại, rồi đẩy nó vào trong hậu môn. Đối với những người bị sa trực tràng nặng, cần phẫu thuật qua đường bụng để cố định phần trực tràng bị sa vào trong ổ bụng và không bị sa ra ngoài nữa. Đối với việc trị liệu sa trực tràng, cần phải áp dụng phương pháp điều trị tổng hợp, liệu pháp ăn uống chỉ có tác dụng cải thiện mức độ sa trực tràng mà còn có thể  điều chỉnh trạng thái của cơ thể, đạt được hiệu quả điều trị.

Sa trực tràng là một bệnh đem đến nhiều phiền nhiễu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lại không hiểu rõ về sa trực tràng, coi nhẹ bệnh, bỏ qua sự nguy hiểm của bệnh, ngay cả khi phải phụ thuộc vào thuốc. Khi bị sa trực tràng trong thời gian dài mà không được chữa trị sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng.

Đông y gọi sa trực tràng là thoát giang - một chứng bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Tại vùng hậu môn, trực tràng sa xuống ra ngoài hậu môn, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ sa ra ngoài dài hay ngắn. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: sau các bệnh lỵ mạn tính hoặc táo bón khó đại tiện phải rặn nhiều lâu ngày hoặc trung khí hư hạ hãm, trĩ lâu ngày , sinh đẻ nhiều ...

Độ 1 (nhẹ)

Trực tràng sa xuống khỏi vị trí ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, tự co lên được hoặc lên xuống thất thường, khi người mệt thì trực tràng sa xuống, khi cơ thể bình thường thì không thấy trực tràng sa ra ngoài hậu môn.

Bài thuốc: hoàng kỳ (mật sao) 24g, cam thảo 10g, nhân sâm (bỏ cuống) 12g, đương quy (tẩy rượu) 10g, trần bì (khứ bạch) 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, bạch truật 12g.

Các vị trên sắc với 1,8 lít nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần, uống trong ngày.

Độ 2, 3

Trực tràng sa xuống khỏi vị trí, ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, không tự co lên được, phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay trước hoặc trong khi đại tiện hoặc lao động nặng. Bệnh nặng không thể ấn vào ổn định bên trong được mà ở ngoài hậu môn gây sưng đau, khó chịu.

Bài thuốc: hoàng kỳ (mật sao) 24g, cam thảo (chích) 10g, nhân sâm (bỏ cuống) 12g, đương quy (tẩy rượu) 10g, trần bì (khứ bạch) 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, bạch truật 12g, thương truật (tẩm nước vo gạo vi sao) 10g, hoàng bá 10g, ngũ bội tử 10g.

Các vị trên sắc với 1.800ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần, uống trong ngày.

Phân biệt trĩ với sa trực tràng

Trĩ là một hệ thống mạch máu (chủ yếu là động mạch) vốn có sẵn từ khi sinh ra và được coi là trạng thái sinh lý bình thường. Khi hệ thống mạch máu này phát triển quá mức, gây đau, chảy máu, tụt ra ngoài hậu môn để từ đó dễ bị nhiễm trùng thì mới cần phải điều trị. 

Nguyên nhân gây xuất hiện các biến chứng của trĩ: chưa được xác định rõ, nhưng có nhiều yếu tố thuận lợi như các loại bệnh lý làm tăng áp lực trong khoang bụng khi đại tiện như táo bón, có sự suy yếu tổ chức xơ, cơ, chun ở ống hậu môn và cơ vòng hậu môn, chế độ ăn nghèo chất xơ, uống ít nước hàng ngày, sống tĩnh tại,ít vận động...

Phân loại trĩ: Bệnh trĩ thường được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại bắt nguồn từ đám rối ngoài, ngay ở dưới da mép hậu môn. Trĩ nội nằm ngay dưới niêm mạc ống hậu môn, phía trên cơ vòng hậu môn. 

Phân biệt Sa trực tràng: được xác định khi trực tràng tụt hẳn ra ngoài hậu môn. Bệnh xảy ra khi một phần của mặt trong ruột già bị dồn xuống dưới và lồi ra khỏi hậu môn. Sa trực tràng thường do các động tác rặn khi táo bón, do ho mạn tính gây tăng áp lực khoang bụng, do màng trong của trực tràng bị dồn xuống khi trĩ bị đẩy ra ngoài hậu môn. Bệnh sa trực tràng có thể gây các biến chứng viêm, loét...

Cần phân biệt rõ giữa sa ống trực tràng với sa trĩ hoặc kết hợp sa trực tràng với sa trĩ thì mới có cách điều trị thích hợp. Có nhiều phương pháp điều trị trĩ: bôi thuốc, uống thuốc, áp nhiệt, áp lạnh, tiêm gây xơ, thắt bằng vòng cao su, điều trị bằng laser... kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động hợp lý... 

Tuy nhiên không phương pháp nào được coi là hoàn hảo. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh, sở trường của thầy thuốc và ý nguyện của người bệnh. Nếu bị cả bệnh trĩ lẫn sa trực tràng thì việc điều trị tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân.


Tags: sa trực tràng, điều trị sa trực tràng, trĩ,

Yêu cầu gọi lại tư vấn





“Một ngày tìm hiểu không bằng một phút tư vấn của dược sĩ”

DƯỢC SĨ TƯ VẤN

Tùy theo tình trạng bệnh, thời gian mắc bệnh của mỗi người. Dược sĩ tư vấn sẽ đưa ra sản phẩm phù hợp nhất với mỗi bệnh nhân. Để có sản phẩm tốt nhất, chính hãng từ công ty. Vui lòng liên hệ với Dược Sĩ Trần Hằng bằng một trong các hình thức sau:

Trò chuyện messenger  Trò chuyện zalo

Liên hệ tư vấn trực tiếp

0945.144.668 - 0988.203.316

Ưu đãi khi đặt thuốc trực tiếp từ công ty cổ phần dược phẩm PQA

✔️ Trực tiếp Dược Sĩ Trần Hằng kê toa và theo dõi điều chỉnh liều lượng

✔️ Sản phẩm nhận được sẽ là lô mới nhất được bảo quản đúng tiêu chuẩn của bộ y tế đưa ra

✔️ Miễn phí 100% phí giao hàng. Khách hàng chỉ phải thanh toán tiền thuốc cho nhân viên bưu điện giao hàng

Một số cách để kiểm tra hàng chính hãng của công ty Dược Phẩm PQA

✔️ Trên bao bì sản phẩm có logo công ty PQA, thông tin địa chỉ, hotline, tổng đài rõ ràng

✔️ Có in mã số cấp phép của cục ATTP – bộ y tế

✔️ Có mã quét QR code kiểm tra hàng thật

✔️ Có tem chống hàng giả của bộ Công an

✔️ Khi nhận được thuốc, bệnh nhân có thể kiểm tra hàng trước khi thanh toán. Thuốc được đóng gói cẩn thận có chèn giấy bóng chống va đập. Có băng dính thương hiệu PQA.

Tại sao bạn nên chọn chúng tôi?

Đội ngũ cán bộ công nhân viên Dược phẩm PQA

Dược phẩm PQA hoạt động như nào?

Công ty cổ phần Dược phẩm PQA được thành lập từ năm 2011 với khát vọng cống hiến , nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là Dược phẩm có nguồn gốc từ Dược liệu thiên nhiên, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện, an toàn và hiệu quả.

=> Địa chỉ: Thửa 99, đường 10, khu Đồng Quàn, xã Tân Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

=> Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0600829751 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định cấp ngày 04/10/2011

Video toàn cảnh công ty cổ phần dược phẩm PQA

 

Nhà tài trợ độc quyền chương trình Xuân phát tài số 12.

Hội đồng chuyên gia PQA

Hội đồng chuyên gia tư vấn

Sản phẩm chất lượng vàng

Báo đài nói gì về Dược phẩm PQA

Dược phẩm PQA được báo đài nói đến

Các giấy tờ chứng nhận và giải thưởng mà công ty dược phẩm PQA đạt được

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và top 50 sản phẩm vàng

Bằng độc quyền và top 50 sản phẩm vàng

Giấy chứng nhận ISO

Giấy chứng nhận của iso

Các giấy chứng nhận của GMP

Giấy chứng nhận GMP





Bài liên quan

Thông tin liên hệ

  • 0945144668
  • dongduocpqa@gmail.com
  • Địa chỉ: Dược phẩm PQA - xã Tân Thành - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định
Phân phối sản phẩm chính hãng công ty cổ phần dược phẩm PQA